image banner
Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Ký sự “Số phận của những người phụ nữ vùng cao bỏ học”

Ký sự “Số phận của những người phụ nữ vùng cao bỏ học”

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, người dân tộc thiểu số chiếm 82%. Trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân huyện Bát Xát đã được nâng cao rất nhiều.  Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của Bát Xát vẫn còn cao, dặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số những xã, thôn vùng cao như A Lù, Dền Sáng, Sảng Ma Sáo, Qua sự điều tra của nhóm tác giả phóng sự thì hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bát Xát chiếm 15,79% (2019) . Có một thực tế đáng lưu ý, trong số những hộ nghèo đó thì những những người bố, người mẹ và đặc biệt là những người mẹ trong gia đình đều là những người có trình độ văn hóa thấp do không đi học hoặc bỏ học giữa chừng….

Trong quá trình trải nghiệm, vào những ngày đầu tháng 10 năm 2019, chúng tôi đã được đến thăm gia đình nhà cô Chang Tháo Sở tại thôn Bản Xèo, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát.  Đón tiếp chúng tôi là hai vợ chồng cô Sở. Giả như không được các bác lãnh đạo xã giới thiệu về tuổi của cô  trước thì có lẽ chúng  tôi sẽ gọi cô ấy là bà. Một người phụ nữ ngươi dân tộc Mông, 41 tuổi, khắc khổ, lam lũ, thời gian trôi đi nhưng hằn rõ trên khuôn mặt cô những nếp gấp.

Chúng tôi ngỏ ý được nói chuyện, nhưng thật là thất vọng vì cô không nói được tiếng Kinh và mọi thông tin đều phải qua phiên dịch bất đắc dĩ, đó là người chồng của cô.

Cô tâm sự: Ngày còn nhỏ cô muốn đi học lắm nhưng bố mẹ bảo nhà nghèo không cho đi. Vì không được đi học, không được gặp người Kinh nhiều nên bây giờ tiếng Kinh cô không biết nói và nghe được rất ít. Cũng vì không biết tiếng phổ thông nên cô càng ngại ra ngoài, quanh năm suốt tháng chỉ làm bạn với gà, lợn, ngan ngỗng và núi rừng…..

Cô sinh nhiều con lắm, những 8 đứa con. Việc nuôi dạy chúng đối với một người như cô quả là khó khăn vất vả. Chuyện thiếu cơm thiếu gạo đối với nhà cô diễn ra thường xuyên. Không biết bao nhiêu lần cô nhìn cảnh những người xung quanh có cuộc sống sung túc rồi nhìn lại đời mình thấy sao mà chua xót. Bây giờ cô chú đã hơn 40 tuổi nhưng cũng chưa thể tự làm được cho mình một căn nhà để ở. Cô  bảo với chú, đời chị đã khổ cực thế này nên 8 đứa con phải cho đi học hết, không được đứa nào bỏ học, nghỉ học cả. cô mong chúng sẽ không đi lại vết xe đổ của chị đã đi.

Ấy cũng là tình cảnh của chị Giàng Thị Pẩy, 34 tuổi, cũng trú tại thôn Bản Xèo, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát       Chị bỏ học từ nhỏ và rồi cũng theo tình cảnh chung của những người phụ nữ không được học hành đầy đủ khác, chị đi lấy chồng sớm, sinh con. Và vì vậy chị cũng không thể nào thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn với 4 chũ không: không chữ - không tiếng phổ thông – không tiền – không tương lai tươi sáng. Ánh mắt, khuôn mặt  chị buồn đến nao lòng người đối diện khi chị được chúng tôi hỏi han về việc học ngày nhỏ và về cuộc sống hiện tại của chị.

          Các bạn ạ! Một lẽ tất nhiên ở đây, không có học, không bằng cấp thì sẽ rất khó khăn cho cuộc sống. Đặc biệt, đối với những người phụ nữ sức yếu, tay mềm  thì điều đó lại càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

          Có một điểm chung mà chúng tôi rút ra được khi chúng tôi thực hiện chuyến trải nghiệm của mình, đó là những người phụ nữ không được đi học hay vì một lý do nào đó mà phải bỏ học giữa chừng, họ luôn cảm thấy không tự tin khi tiếp xúc với người lạ, ngay cả khi bạn đồng ngôn ngữ với họ.

          Những người phụ nữ ấy, họ cũng đã từng có một thời tuổi trẻ, một quãng thanh xuân tươi đẹp khi còn ở bên bố mẹ, gia đình. Khi gặp các cô, các chị, chúng tôi đều đưa ra câu hỏi “nếu bây giờ thời gian quay ngược lại, cô - chị sẽ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh để đi học chứ?” 100% câu trả lời được đưa ra đó là họ sẽ quyết tâm đi học, khó khăn mấy cũng phải đi. 

          Ước mơ đó là thứ mà ai cũng từng có!

Chị Vù Thó Dụ, tròn 20 tuổi, người dân tộc Hà Nhì, trú tại thôn Choản Thèn,  xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.  ( Khi gặp chị, chúng tôi đều có chung một cảm nhận “chị là người phụ nữ đẹp”. Nhưng chị khổ quá, tròn 20 tuổi, đương độ xuân thì phơi phới của người con gái thì chị đã phải sinh nở và nuôi 2 đứa con.

Theo lời chị, chị đã từng có ước mơ trở thành bác sỹ. Chị cũng đã từng đi học đến lớp 9. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn và cũng do chị chưa thật quyết tâm, nên việc học hành dang dở và ước mơ được làm bác sỹ cứu người cũng theo đó mà đi mất…

Kính thưa quý vị và các bạn! Chắc chắn rằng, chúng ta ai cũng cũng đã từng biết đến hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Chị là điển hình của một thế giới đầy khổ đau - một cánh đồng đen tối, một lòng chảo tang thương của những sinh vật nhớp nhơ, bất lực không lối thoát. Điển hình của số phận người phụ nữ trước cách mạng tháng Tám. Chúng ta sẽ mãi day dứt và ám ảnh với hình ảnh chị Dậu trong đoạn kết của tác phẩm “ Chị vùng chạy ra đường tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy”

Ngày nay, đất nước trong thời kỳ độc lập, hòa bình, cả dân tộc đang cuộn mình trong công cuộc phát triển nhất lịch sử mấy ngàn năm, sẽ không còn những hình ảnh chị Dậu như xưa, vị trí của những người phụ nữ đã khác trước rất nhiều, họ xinh đẹp, sang trọng, độc lập và thành đạt….

Nhưng đây đó, chúng ta vẫn bắt gặp những người như cô Sở, chị Pẩy hay chị Dụ, những người phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao Bát xát. Các cô, các chị có người vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì hủ tục lạc hậu mà không được đi học đầy đủ; cũng có người chưa đủ quyết tâm vượt lên số phận, bỏ dở giữa chừng sự nghiệp học hành…..Tương lai của các cô, các chị sẽ không đến mức tối đen như cái đêm chị Dậu chạy ra đường nhưng sẽ mãi không tươi sáng.

 Kết thúc hành trình trải nghiệm này, chúng tôi sẽ mãi ám ảnh  về ánh mắt buồn tủi hướng về thung lũng mờ sương phía xa xa của chị Pẩy, tương lai của chị rồi sẽ mãi mờ mịt như thế kia mà thôi….

Và mai đây, những đứa trẻ vùng cao này sẽ ra sao khi chúng cũng như mẹ của chúng học hành dang dở, bằng cấp không có....

Hiện nay, có thể nói trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bát Xát nói riêng và các trường DTNT nói chung là môi trường giáo dục tốt nhất đối với các học sinh thiểu số vùng cao, vùng xa. Ở đó, các bạn được  nhà nước chu cấp học bổng với mức 80% lương cơ bản, được ăn ở sinh hoạt và vui chơi tại trường. Ở đây, các bạn sẽ không phải lo tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống….vv….Và hơn nữa, các bạn được bảo vệ với chế độ an ninh an toàn tuyệt đối. Công việc chính của các bạn chỉ là học và học. Và đây thực sự là môi trường lý tưởng cho việc thực hiện những ước mơ của các bạn.

Ấy vậy mà, trong những năm gần đây, ngay tại ngôi trường này, vẫn còn có hiện tượng những học sinh nữ bỏ học. Bỏ học để tảo hôn; bỏ học vì yêu đương  dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Có bạn đã học đến lớp 11,12 rồi, sắp cầm trong tay cái bằng tốt nghiệp THPT  vậy mà chính họ tự đánh mất đi cơ hội thay đổi cuộc sống. Tương lai của các bạn ấy rồi sẽ thế nào….có thể tươi sáng hơn cuộc đời của cô Sở, chị Pẩy hay chị Dụ hay không?

Vì vậy, hãy quyết tâm lên các bạn nhé….Cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, số phận trớ trêu như thế nào, các bạn hãy tỉnh táo và xác định một nhiệm vụ quan trọng nhất trong cuộc đời đó là phải học, học và học. Chỉ có học mới cho phép con người có cuộc đời tươi sáng…..

 

 

         

         

 

Học sinh Ninh Thị Kim Chi - Lớp 11A và nhòm trải nghiệm